Cùng trẻ phát triển 4 năng lực cốt lõi tại chương trình Giáo dục cảm xúc – xã hội (S.E.L) ở UNIQI.
Việc giúp trẻ làm chủ cảm xúc cũng như ý thức được các vị trí, vai trò trong xã hội là yếu tố quan trọng để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Tại chương trình S.E.L của UNIQI, học sinh sẽ được chú trọng phát triển 4 kĩ năng cốt lõi bao gồm: tự nhận thức; tự quản lí; tự nhận thức xã hội và quan hệ xã hội. Hãy cũng UNIQI tìm hiểu rõ hơn về lớp học thú vị này thông qua bài viết dưới đây!
Contents
GIÁO DỤC CẢM XÚC – XÃ HỘI (S.E.L) LÀ GÌ?
Theo CASEL (Tổ chức hợp tác về học tập các môn văn hóa học đường, xã hội và cảm xúc) định nghĩa, giáo dục cảm xúc xã hội (Social – Emotional Learning) là quá trình rèn luyện cho trẻ kĩ năng để hiểu và quản lí cảm xúc của mình. Từ đó, trẻ có thể đưa ra những mục tiêu tích cực, đồng cảm và chia sẻ cùng người khác.
S.E.L SẼ ĐƯỢC TRIỂN KHAI NHƯ THẾ NÀO TẠI UNIQI?
Trong chương trình giáo dục cảm xúc – xã hội UNIQI Preschool chú trọng vào việc phát triển 4 năng lực cốt lõi ở trẻ bao gồm:
- Năng lực tự nhận thức (Self-awareness): Giúp trẻ ý thức được những đặc điểm của bản thân trên các phương diện (cảm xúc, hành vi, tính cách,…) và các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ ý thức được vai trò khác nhau của mình trong các mối quan hệ xã hội như: Ở nhà, con có vai trò là một người con, một người cháu. Ở trường, con có vai trò là một người bạn, một người học sinh…
- Năng lực tự quản lí (Self-management): Nhiều trẻ có thói quen khi xảy ra việc không vừa ý sẽ có những hành vi mang khuynh hướng bạo lực như: đánh, cấu, ném đồ đạc,… Ta có thể thấy rõ điều đó trong quá trình xảy ra mâu thuẫn giữa trẻ và những người xung quanh. Nhưng với năng lực tự quản lý – trẻ sẽ học được kĩ năng điều chỉnh cảm xúc, hành vi của mình trong các tình huống khác nhau. Các em sẽ hình thành thói quen kiểm soát được những cảm xúc mạnh, quá khích của mình trước những cơn nóng giận.
- Năng lực quan hệ xã hội (Social awareness): Giáo dục cảm xúc kết hợp với phương pháp Tư duy thiết kế (Design Thinking) tại UNIQI, trẻ sẽ hình thành kĩ năng đồng cảm với mọi người. Nói cách khác, các em sẽ học được sự thấu cảm và tôn trọng những khác biệt trong thế giới xung quanh mình. Đồng thời, các bạn nhỏ cũng sẽ ý thức được những chuẩn mực đạo đức trong xã hội, ý thức được điều được phép làm, điều gì không được phép làm thông qua các giờ học.
- Năng lực quan hệ xã hội (Relationships skill): Lúc này, trẻ có thể tạo lập và duy trì những mối quan hệ lành mạnh với những người xung quanh thông qua các kĩ năng đã được hình thành trong quá trình học như: giao tiếp tốt, lắng nghe tích cực (đồng cảm), hợp tác, giải quyết xung đột trên tinh thần xây dựng, sẵn sàng tìm kiếm và hỗ trợ người khác khi gặp khó khăn. Kĩ năng xã hội này thật sự rất hữu ích trong việc hợp tác và làm việc nhóm ở trẻ, đồng thời giúp trẻ xóa bỏ được sự nhút nhát, rụt rè trước các mối quan hệ ngoài gia đình.
Mục tiêu cuối cùng của giáo dục cảm xúc – xã hội (S.E.L) tại Uniqi Preschool hướng tới việc từ giúp trẻ kiểm soát được cảm xúc của bản thân cho đến giúp trẻ hình thành và duy trì mối quan hệ tích cực cùng ý thức sống có trách nhiệm hơn. Đó là lí do S.E.L trở thành một trong những môn học cốt lõi của UNIQI preschool.
Đặc biệt, với chương trình giáo dục cảm xúc xã hội không đơn thuần diễn ra trong một buổi nhất định mà nó còn được phối kết hợp trong các môn học khác tại nhà trường như: kịch ứng tác, giáo dục nghệ thuật, ngôn ngữ,…
CHUYÊN GIA THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH
Cũng giống như các môn học khác, giáo dục cảm xúc, xã hội (S.E.L) của UNIQI có sự tham vấn của chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực tâm lí nói chung cũng như tâm lí trẻ em, tâm lí học đường nói riêng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về lớp học Giáo dục cảm xúc, xã hội (S.E.L) tại UNIQI. Với tinh thần giáo dục Reggio Emilia cùng phương pháp giáo dục nền tảng là Design Thinking (Tư duy thiết kế), chúng tôi tin rằng việc giáo dục các năng lực cảm xúc, xã hội cốt lõi tại UNIQI là điều cần thiết cho sự phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần cho các em.
Bài viết được thực hiện bởi UNIQ. Yêu cầu không repost nếu không trích nguồn