Reggio Emilia – Khi trẻ không còn là nhân vật phụ trong câu chuyện của mình.

reggio emilia là gì

Giáo dục hướng tới việc phát triển các tiềm năng và tôn trọng sự khác biệt của trẻ đang là xu hướng mới không chỉ ở thế giới mà còn đang hình thành tại Việt Nam. Đó là lí do vì sao phương pháp này đang trở thành một trong những mô hình giáo dục mầm non được áp dụng và ưa chuộng nhất hiện nay. Reggio Emilia mang trong mình những giá trị, phương hướng và mục tiêu nhiều khác biệt so với những mô hình giáo dục khác. Hãy cùng UNIQI tìm hiểu rõ hơn về Reggio Emilia qua bài viết dưới đây nhé!

Reggio Emilia là gì?

Reggio Emilia là phương pháp giáo dục sớm dành cho độ tuổi trẻ mầm non và được phát triển bởi một nhà tâm lý học người Ý tên Loris Malaguzzi. 

Điểm đặc biệt của Reggio Emilia chính là lấy trẻ em và việc học là trọng tâm của lớp học thay vì giáo viên là trung tâm và dẫn dắt như mô hình giáo dục mầm non khác. Vai trò của giáo viên (Thậm chí cả cha mẹ) ở Reggio là những người đồng hành, người cộng sự đóng vai trò hỗ trợ các em trong quá trình khám phá và học tập. Ví dụ như trong quá trình tiếp cận với mỹ thuật, thay vì ở bên cạnh và “cầm tay chỉ việc” cho trẻ về nội dung bức tranh, giáo viên sẽ hoàn toàn để cho trẻ được làm chủ tác phẩm của mình từ đầu đến cuối và chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong trường hợp các em gặp khó khăn trong quá trình sáng tác. 

Giáo viên giống như một người cộng sự của trẻ.

Một điểm thú vị khác của Reggio Emilia chính là việc dạy học từ hình dung tích cực về trẻ. Điều đó đồng nghĩa với việc, Reggio Emilia luôn tin vào những tiềm năng của trẻ và đề cao sự trong sáng hồn nhiên, vô tư của các bạn nhỏ thay vì ôm những định kiến có phần “đánh giá thấp” như “trẻ em không thể hoàn thành được việc gì khi thiếu người lớn”; “trẻ em chưa đủ nhận thức và khả năng để nhận biết sự việc”. Trên thực tế, trẻ em trong giai đoạn sơ sinh (0-2 tháng tuổi) cho đến giai đoạn mẫu giáo (3-6 tháng tuổi) là quá trình quan sát, cảm nhật sự vật xung quanh và dần hình thành bản ngã cũng như tư duy trực quan, hình tượng. Nếu người lớn xung quanh (cha mẹ, người thân, giáo viên,…) duy trì định kiến mang tính “đánh giá thấp” các em thì có thể ảnh hưởng hay thậm chí cản trở việc khám phá ra những tiềm năng sẵn có trong mình, hình thành thái độ tư ti về bản thân. 

Có lẽ vì vậy mà Reggio có một biểu ngữ đặc trưng là: “Một đứa trẻ có hàng trăm ngôn ngữ” – tức là dù trẻ có làm bao nhiêu hành động “vô nghĩa” (Đối với người lớn) thì đó cũng là một tiếng nói, là nhu cầu được bày tỏ của các em. Đó là lí do vì sao phương pháp giáo dục Reggio Emilia trở thành phương pháp được các nhà giáo dục mầm non, cũng như UNIQI đang theo đuổi.

Đặc điểm Reggio Emilia

Reggio Emilia luôn chú trọng việc phát huy ngôn ngữ riêng của mình. Để làm được điều đó, những người làm giáo dục phải thực hiện được nhiều điều như: 

  • Lắng nghe, thấu hiểu những ngôn ngữ bày tỏ của trẻ. 
  • Tạo môi trường mở, vật liệu mở, đặt những câu hỏi mở (Câu hỏi có nhiều câu trả lời). 
Giáo viên không trực tiếp chỉ ra đáp án mà dẫn dắt trẻ tiến gần hơn đến nó qua những sự gợi mở.

Những yếu tố trên giúp mở rộng tối đa khả năng về tư duy của trẻ, không giới hạn trẻ trong một khu vực nào, tránh việc tư duy và hành động theo lối mòn. Điều đó còn cho thấy, Reggio Emilia là một mô hình tiên tiến, đề cao việc lắng nghe và luôn đồng hành cùng trẻ. Hay nói cách khác, Reggio Emilia có nền tảng dựa trên cơ sở chủ đạo là tôn trọng sự khác biệt về khả năng của mỗi trẻ: Mỗi đứa trẻ đều có sở trưởng trong mỗi lĩnh vực và khía cạnh khác nhau và nhiệm vụ của Reggio Emilia là tìm kiếm và hỗ trợ các em phát triển những tiềm năng ấy. 

Mục tiêu giáo dục.

Khác với những mô hình giáo dục mầm non khác là tập trung vào phát triển tri thức xã hội cho trẻ, Reggio Emilia luôn hướng đến việc xây dựng một môi trường học tập học mà chơi thông qua những hoạt động nghệ thuật (Điêu khắc, hội , đóng kịch,…). 

Reggio Emilia chú trọng việc tiếp nhận tri thức thông qua những hoạt động tạo hình, kích thích sự sáng tạo của mỗi đứa trẻ.

Thông qua những hoạt động tạo hình, trẻ có thể phát triển những suy nghĩ sáng tạo của mình, đồng thời cũng tiếp nhận tri thức trong một tâm thế thoải mái nhất. Nhờ vậy, khả năng quan sát, mô tả, phân tích và thể hiện của trẻ cũng được “kích hoạt” và phát huy được năng lực giải quyết vấn đề cũng như tư duy phản biện. 

Đặc biệt, thông qua Reggio Emilia, trẻ cũng được giáo dục cách chấp nhận có nhiều hơn một giải pháp và học cách đón nhận tích cực những quan điểm khác nhau. Hay nói cách khác, Reggio Emilia dạy trẻ cách lắng nghe ý kiến của mọi người và đối diện với những điều không như ý trong cuộc sống. Từ đó, trẻ có thể học cách thể hiện cảm xúc đúng mực, kiềm chế được sự nóng giận, hờn dỗi trong mỗi đứa trẻ. 

Bên cạnh đó, phương pháp giáo dục này cũng chú trọng kĩ năng làm việc nhóm của trẻ khi các em phải học cách hợp tác cũng như hòa hợp với mọi người. Các em sẽ phải học cách hợp tác cùng những bạn xung quanh và cả giảng viên trong quá trình tham gia các hoạt động tạo hình để hoàn thành một nhiệm vụ chung nào đó. 

Nhìn chung, mục tiêu cuối cùng của Reggio Emilia chính là thúc đẩy sự tự tin của bản thân thông qua các tác phẩm sáng tạo nghệ thuật. Trẻ sẽ dám dân thân, dám thử nghiệm và dám làm sai trước các vấn đề trong cuộc sống, đồng thời học được cách chung sống và làm việc, xử lí các bất mãn trong quá trình làm việc nhóm với những người xung quanh. 

Lợi ích của phương pháp Reggio Emilia. 

Với những mục tiêu và phương pháp trên, kết hợp cùng môi trường học tập tạo cảm giác thoải mái, tự do nhất về tinh thần (Tràn ngập ánh sáng tự nhiên; có trật tự và thẩm mỹ; không gian thiết kế mở để thuận tiện tương tác với mọi người và sự vật xung quanh; không gian mang tính thẩm mỹ, kích thích sự sáng tạo;…), Reggio Emilia đem đến cho trẻ nhiều lợi ích như: 

Thứ nhất: Tạo cho trẻ tâm thế chủ động trong việc tiếp nhận và làm chủ tri thức. Trẻ sẽ được tham gia các hoạt động sáng tạo nghệ thuật (điêu khắc, vẽ tranh, đóng kịch,..), từ đó hình thành tư duy tạo hình và diễn tả những biểu tượng trong trí tưởng tượng của mình. Đó là lí do vì sao UNIQI luôn chú trọng việc lưu giữ và trưng bày sản phẩm để thúc đẩy cảm giác tự tin và thành tựu của trẻ. Tuy nhiên, đây lại là điều mà các trường mầm non còn chưa chú trọng. 

Hình ảnh từ một hoạt động sáng tạo nghệ thuật của UNIQI

Thứ hai: Kích thích sự tò mò, học hỏi. Trẻ sẽ không bị giới hạn cả về thể chất lẫn tư duy nhờ vào môi trường luôn tập trung vào cấu trúc đồ vật, cách bày trí khiến đứa trẻ có những sự lựa chọn riêng kết hợp cùng bài giảng được thiết kế dựa trên khả năng và cá tính của từng đứa trẻ. 

Không gian trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của UNIQI, khơi gợi cảm hứng sáng tạo của trẻ.

Thứ ba: Giúp phát triển khả năng sáng tạo. Với hoạt động chủ đạo là hoạt động tạo hình và sáng tạo nghệ thuật (Vẽ, nặn, sáng tác tranh,..) trẻ luôn được tự do phát huy trí tưởng tượng và óc sáng tạo của mình. 

Trẻ tự do thể hiện suy nghĩ, ý tưởng của mình.
(Hình ảnh tại một buổi hoạt động nghệ thuật do UNIQI tổ chức)

Thứ tư: Xây dựng và phát triển kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm. Các em luôn phải hợp tác với giáo viên và các bạn xung quanh trong những hoạt động tạo hình của mình để hoàn thành tốt mục tiêu đề ra. Điều này dẫn đến việc không thể tránh khỏi những xung đột giữa trẻ đặc biệt là trong lứa tuổi mầm non khi các bạn nhỏ vẫn chưa thể kiếm soát được tốt cảm xúc và hành vi của mình. Chính vì thế, Reggio Emilia sẽ giúp các em hình thành tư duy làm việc nhóm cũng như kiểm soát được cảm xúc cá nhân của mình. 

Trẻ học cách hợp tác với nhau để hoàn thành dự án
(Hình ảnh tại một buổi hoạt động nghệ thuật do UNIQI tổ chức)

Thứ năm: Giúp trẻ đến gần hơn với thế giới tự nhiên. Điều này xuất phát từ môi trường học luôn chú trọng việc gần gũi với tự nhiên.Trẻ sẽ không bị bó buộc trong căn phòng với màn hình tivi, thay vào đó các bạn nhỏ sẽ được tương tác với các vật dụng thân thiện với môi trường. 

Tránh xa các thiết bị điện tử, các bạn nhỏ cùng nhau đến gần hơn với thế giới tự nhiên
(Hình ảnh tại một buổi hoạt động nghệ thuật do UNIQI tổ chức))

Trên đây là những chia sẻ của UNIQI về phương pháp giáo dục mầm non Reggio Emilia. Đây là phương pháp giáo dục hiện đại, biến trẻ trở thành trung tâm của lớp học, từ đó phát triển toàn diện những tiềm năng trong trẻ.

Bài viết được thực hiện bởi UNIQ. Yêu cầu không repost nếu không trích nguồn

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ